Trị Nám Bích Nguyệt

Chị em đã hiểu rõ về nguyên nhân gây nám da và tàn nhang chưa?

Nếu như nám da là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai thì tàn nhang lại dễ nổi rõ lên khi da bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời dù ít hay nhiều.

Chị em đã hiểu rõ về nguyên nhân gây nám da và tàn nhang chưa?

Nám da và tàn nhang là gì?

Cả hai chứng nám da và tàn nhang đều làm da không đều màu nhưng lại có một số đặc điểm khác nhau đấy.

1. Nám da

Nám da là tình trạng da xuất hiện những đốm màu nâu, rám nắng hoặc màu xám nâu trên da mặt, môi, trán và cằm. Bệnh nám da khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20–50 tuổi. Bệnh này ít gặp ở nam giới và phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ châu Á hay da màu.

2. Tàn nhang

Tàn nhang là những đốm tròn, không lồi màu nâu hoặc be trên da. Những đốm này thường xuất hiện nhiều và sẽ càng xuất hiện trên da nhiều và rõ hơn khi bạn tiếp xúc liên tục với ánh sáng mặt trời. Tàn nhang đặc biệt phổ biến ở những người có tóc đỏ và nước da trắng. Thậm chí, tàn nhang có thể xuất hiện ở trẻ từ 1–2 tuổi.

Làn da đẹp bị khoác lên nám da và tàn nhang là do đâu?

Nguyên nhân gây nám da và tàn nhang là gì?

Theo các chuyên gia Trị Nám Hà Nội cho biết: Nám da hay tàn nhang đều do sắc tố da phân bố không đều, tuy nhiên nguyên nhân gây ra sự sự phân bố sắc tố không đều này rất đa dạng.

– Nguyên nhân gây nám da:

Nguyên nhân chính xác gây ra nám da vẫn chưa được biết rõ. Các nhà khoa học cho rằng một số yếu tố sau có thể gây nám da:

  1. Ánh nắng mặt trời: 

Đây được coi là yếu tố gây nám da hàng đầu, đặc biệt là ở những người có gen di truyền khiến dễ mắc bệnh này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số người thường bị nám da vào các tháng mùa hè khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất. Vào mùa đông, các sắc tố nám da có xu hướng giảm.

  1. Tăng nồng độ progesterone:

Phụ nữ mang thai trải qua sự ra tăng hormone estrogen, progesterone và MSH trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Nám da khi mang thai hay còn gọi là chloasma là do tăng nồng độ hormone progesterone chứ không phải do hormone còn lại. Đây là một trong những vấn đề về da mẹ bầu thường gặp.

  1. Liệu pháp hormone thay thế: 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ mãn kinh dùng liệu pháp hormone thay thế thường dễ bị nám da hơn. Những người dùng liệu pháp hormone thay thế nhưng chỉ nhận hormone estrogen sẽ ít bị nám da hơn.

  1. Kích ứng da do mỹ phẩm:

Các loại mỹ phẩm hay liệu pháp bạn đang dùng cũng có thể làm tăng sự sản sinh melanin và làm gia tăng các triệu chứng của bệnh nám da.

  1. Yếu tố di truyền:

Những người có gen di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc nám da cũng có nguy cơ bị nám da cao hơn.

– Nguyên nhân gây tàn nhang:

Da có chứa các tế bào tạo sắc tố melanocyte và các tế bào này tạo ra hắc tố melanin. Melanin giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kích thích tế bào tạo sắc tố sản sinh ra melanin gây tàn nhang.

  1. Ánh nắng mặt trời:

Ánh nắng mặt trời phát ra tia UV, da hấp thụ tia UV sẽ tăng cường sự sản xuất sắc tố melainin. Những người có tóc vàng hoặc đỏ, mắt có màu sáng và làn da trắng thường nhạy cảm hơn với tia UV và dễ bị tàn nhang.

  1. Yếu tố di truyền: 

Độ đậm nhạt hoặc màu da là yếu tố liên quan đến nguy cơ bị tàn nhang. Những người có làn da trắng hoặc có tóc màu vàng hoặc đỏ thường có những gen di truyền làm họ dễ bị tàn nhang. Nghiên cứu trên các cặp song sinh cũng chỉ ra các cặp song sinh cùng trứng có sự hình thành số lượng tàn nhang tương tự nhau. Do đó, yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn tới sự hình thành tàn nhang.

Exit mobile version