Nám da phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Nám da thường bắt đầu từ giữa độ tuổi 20 – 40.
Những vùng trên da mặt thường xuất hiện nám
Nhận biết vùng thường xuyên bị nám da mặt là gì?
Nám có dạng nốt giống như tàn nhang và các mảng màu nâu phẳng lớn. Các vết này được tìm thấy ở cả hai bên mặt, có đường viền không đều. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu nám da nhờ các nốt hay các mảng da tối màu xuất hiện ở những vùng da sau:
- Nám da vùng trung tâm: Xuất hiện trên trán, má, mũi và vùng trên môi
- Nám da vùng má: Xuất hiện ở má và mũi
- Nám da vùng dưới: Đường viền quai hàm
- Nám da vùng cổ: Thường thấy ở hai bên cổ ở những người trên 50 tuổi. Nám da vùng này thường loang lổ, đỏ.
- Nám da vùng vai, cánh tay: Nám da vùng này còn được gọi là chứng loạn dưỡng da.
Nám da mặt thường có những loại như thế nào?
Chuyên gia chia sẻ những loại nám da mặt mà chị em phụ nữ thường gặp
Theo chuyên gia Trị Nám Hà Nội cho biết: Nám da được phân tách thành 3 loại: Nám biểu bì (bề mặt da), nám trung bì (sâu hơn) và nám hỗn hợp. Đèn wood phát ánh sáng đen (UVA1) có thể được sử dụng để xác định độ sâu của sắc tố và phân chia xem nám thuộc loại nào.
Nám da biểu bì:
- Đường viền được xác định rõ
- Màu nâu đậm
- Xuất hiện rõ ràng hơn dưới ánh sáng đen
- Đáp ứng tốt với điều trị.
Nám da trung bì:
- Đường viền không xác định
- Màu nâu nhạt hoặc hơi xanh
- Không thay đổi dưới ánh sáng đen
- Đáp ứng kém với điều trị.
Nám da hỗn hợp:
- Là loại phổ biến, thường gặp nhất
- Có sự kết hợp của các mảng nám màu nâu nhạt, sáng và đậm
- Nám da hỗn hợp nhìn thấy dưới ánh sáng màu đen
- Cải thiện từng phần khi điều trị
- Dễ kích ứng, cần đặc biệt cẩn trọng khi điều trị.
Trên đây là các dấu hiệu nám da, phân chia nám da thành nhiều loại như vậy không chỉ giúp cho các bác sỹ, chuyên viên điều trị nám da hiệu quả hơn mà còn giúp bạn biết cách chăm sóc cho từng vùng da phù hợp, tránh kích ứng da.