Nám da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến phái đẹp cảm thấy thiếu tự tin. Nắm được nguyên nhân gây nám sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

Những nguyên nhân thường gặp tạo nên những vết nám là gì?

Những nguyên nhân thường gặp tạo nên những vết nám là gì?

Tình trạng nám da và những nguyên nhân thường gặp

1. Ánh nắng

Trong ánh nắng chứa các tia UVA, UVB và UVC trong đó UVA và UVB sẽ tác động trực tiếp đến tầng biểu bì và trung bì của da. Thông thường dưới tầng đáy của lớp biểu bì chứa sắc tố melanin quy định đến tính chất màu da của mỗi người. Tuy nhiên do tác động của ánh nắng thì hắc tố bị đẩy lên cao hơn để bảo vệ da dẫn tới hình thành các vết nám sậm màu.

2. Biến đổi nội tiết tố estrogen

Trong những giai đoạn nhạy cảm như mang thai, nội tiết tố hay hormone trong cơ thể bạn sẽ có sự biến đổi mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia Trị Nám Hà Nội Sắc tố melanin ở dưới lớp da được sản sinh ngày càng nhiều và phân bố rộng rãi hơn. Một khi nám đã hình thành mà không điều trị ngay sẽ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn màu sắc. Nhưng do đang bầu bí nên bạn không có cách nào để khắc phục hiệu quả tình trạng dẫn tới cả sau sinh vẫn bị nám.

3. Lão hóa da

Sau độ tuổi 25 da của chị em bắt đầu bị lão hóa khi các lớp collagen và elatin ở tầng trung bì bì đứt gãy tạo điều kiện thuận lợi cho ánh nắng, bụi bẩn và yếu tố tác động vào. Lớp da bên ngoài đã không còn chắc chắn, không còn là màng bọc bảo vệ thì trước sau gì da của bạn cũng sẽ bị nám.

4. Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị nám thì khả năng con sinh ra cũng có nguy cơ bị nám. Tuy nhiên tỷ lệ này không có nhiều.

5. Lạm dụng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, hoặc dùng những loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất corticoid sẽ làm phá hủy cấu trúc tế bào da làm cho sức đề kháng bị kém đi. Điều này tất nhiên sẽ làm tăng nguy cơ bị nám của bạn cao hơn gấp nhiều lần.

6. Sử dụng máy tính thường xuyên

Màn hình máy tính có chứa điện tích và chính những điện tích này sẽ hút những chất bụi bẩn từ không khí. Khi ngồi làm việc nhiều giờ trước màn hình máy tính, những điện tích này sẽ bức xạ ra điện từ và ảnh hưởng trực tiếp đến da mặt, làm da dần khô và sạm theo thời gian. Vì vậy, khuyến cáo các chị em không nên ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính, làm việc 2 tiếng thì cần nghỉ ngơi, sử dụng kem dưỡng da thường xuyên.

Nám được hình thành qua ba giai đoạn phát triển

Nám được hình thành qua ba giai đoạn phát triển

Nám da có những giai đoạn nào?

Nám da không phải là bệnh mà chỉ là hội chứng rối loạn sắc tố trên da, tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Trong quá trình hình thành, chúng có một số đặc trưng sau:

– Trải qua các giai đoạn giống như bệnh, đó là:

1. Giai đoạn cảm nhiễm:

Các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể tác động lên bề mặt da xuất hiện tiền sắc tố melanin gây nám.

2. Giai đoạn tiền lâm sàng:

Sắc tố melanin được hình thành nhiều hơn nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài.

3. Giai đoạn lâm sàng:

Nám mảng chính thức xuất hiện trên da với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nám da không có giai đoạn tàn tật vì không gây tổn hại đến sức khỏe hay tính mạng của con người. Tuy nhiên do có diễn biến gần giống như 1 căn bệnh nên nám da vẫn bị nhiều người lầm tưởng là bệnh da liễu, thậm chí là bệnh khó chữa.

Nếu chú ý quan sát, bạn có thể dễ dàng nhận ra nám thông qua những biểu hiện trên da. Nám chủ yếu là các chấm nhỏ màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, thậm chí là đen nhìn qua tưởng là vết thâm nhưng tập trung thành từng mảng lớn dày đặc, đối xứng chủ yếu ở 2 bên má, trán hoặc thái dương.