Nám da, tàn nhang là một trong những thủ phạm khiến chị em mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nám da là gì? Yếu tố gây nên tình trạng nám da là do đâu?
Tại sao bạn lại bị nám da và yếu tố nào gây nên tình trạng nám da?
Tại sao bạn bị nám da?
Nám da hoặc tàn hương, tàn nhang là những đốm nâu, đen, đỏ trên bề mặt da, xảy ra do quá trình lão hóa da. Nhiều tài liệu cho rằng nám da hình thành do sự gia tăng hắc tố melanin nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Melanin là sắc tố tự nhiên quyết định màu sắc của làn da và như một bức “tường thành” để ngăn chặn, bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Thực tế khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tế bào Melanocyte sẽ tăng tiết melanin và sự tăng tiết này là hết sức cần thiết và hợp lý. Nếu không có melanin, làn da của chúng ta sẽ mất đi lớp “tường” bảo vệ và dẫn tới ung thư da cùng hàng loạt bệnh khác.
Vậy nám da, tàn nhang thực chất là do đâu?
Sự lão hóa của làn da:
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, cũng là cơ quan đào thải tế bào chết nhiều nhất cơ thể, mỗi ngày cơ thể thải ra 5 tỉ tế bào da chết. Do sự lão hóa của làn da, sự tái tái tạo mô liên kết diễn ra chậm, một số tế bào da chết không được đào thải do chưa hình thành được lớp tế bào da mới để thay thế cũng sẽ dẫn đến tình trạng nám, sạm da.
Da thiếu nước:
Da khô, thiếu nước là một trong những biểu hiện của làn da bị lão hóa. Muốn làn da luôn duy trì được độ ẩm, ngoài việc cung cấp đủ nước thì làn da cần có các “bể chứa” nước, đó chính là mô liên kết. Khi tuổi tác nhiều lên, làn da bị lão hóa và các mô liên kết bị đứt gãy, không còn giữ được nước cho làn da, dẫn tới da thiếu nước nên không đủ hòa tan melanin và từ đó hình thành nên các vết nám, sạm da.
Sự phá hủy của các gốc tự do
Gốc tự do là nguồn gốc của sự lão hóa và các bệnh tật, được sinh ra trong cơ thể bởi các quá trình chuyển hóa tự nhiên hoặc từ môi trường. Gốc tự do làm hỏng các mô liên kết, từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc của làn da, gây ra sự tích tụ, phân bố bất thường của melanin và gây ra nám, sạm da.
Nám da có thể là do mô liên kết bị đứt gãy hình thành nên
Mô liên kết bị đứt gãy:
Mô liên kết là tập hợp những tế bào ở trung bì (bao gồm glycosaminoglycans, protein cấu trúc, collagen, elastin,…) có chức năng bảo vệ, nâng đỡ làm sườn cấu tạo cho cơ thể, các cơ quan và giúp nâng đỡ làn da. ( Các chuyên gia hàng đầu tại Trị Nám Hà Nội chia sẻ )
Khi các tế bào mô liên kết của làn da bị yếu đi, mô liên kết bị đứt gãy làm cho chức năng bảo vệ, nâng đỡ làn da bị suy yếu, làn da không còn được căng mịn, gồ ghề và dẫn tới sự phân bố không đều của hắc tố melanin ở lớp biểu bì của da. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới nám, sạm da.
Viêm da, mụn trứng cá:
Các bệnh lý về da như viêm da, mụn trứng cá,… làm hỏng tính nguyên vẹn của các mô liên kết từ đó dẫn đến nám, sạm da.
Ngoài các nguyên nhân trên, nám, sạm da còn có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết, stress, lạm dụng mỹ phẩm,… ảnh hưởng đến sức đề kháng của làn da và gây ra nám, sạm da.
Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi điều trị nám?
Do việc hiểu nguyên nhân chưa đúng, “quy kết” melanin là “tội đồ” gây nám, nên các phương pháp điều trị nám da hiện nay hầu hết là ức chế hoặc can thiệp thô bạo vào quá trình sản sinh melanin của cơ thể, hoặc phá hủy melanin. Điều này khiến cho làn da mất đi “bức tường” bảo vệ trước tia tử ngoại, và lâu dài sẽ dẫn tới ung thư da.
Do đó, để có phương pháp điều trị nám da, tàn nhang tự nhiên, an toàn, đúng bản chất, nguyên nhân thì chúng ta cần phải giữ gìn lớp melanin, giúp melanin được hòa tan và phân bố đều ở lớp biểu bì của da. Thay vì các phương pháp điều trị nám sai lầm hiện nay là ức chế sản sinh melanin hay tiêu hủy tế bào sản sinh melanin.